Image Alt

CheapTickets

[Kinh Nghiệm] Bỏ túi kinh nghiệm mua sắm hàng đẹp giá rẻ ở Bangkok

Đất nước chùa Vàng không chỉ nổi tiếng bốn phương với nền văn hóa – ẩm thực đặc sắc. Thái Lan còn vang danh với thiên đường mua sắm giá rẻ mà không một tín đồ mê shopping nào có thể bỏ lỡ. Được mệnh danh là thiên đường mua sắm, không khó hiểu vì sao Thái Lan lại thu hút du khách khi nơi đây tập trung rất nhiều mặt hàng đẹp, chất lượng và giá cả vô cùng rẻ. Nếu bạn đang muốn tìm mua các sản phẩm cho mình, gia đình, bạn bè thì đừng quên bỏ túi kinh nghiệm mua sắm ở Bangkok sắp được chuyên mục chia sẻ dưới đây. Hy vọng bạn sẽ tìm mua được thứ mình cần với chất lượng tốt, giá cả phải chăng.

1/ Mua sắm ở đâu tại Bangkok

Chợ Chatuchak là chợ trời lớn nhất thu hút du khách từ những người nghiện shopping đến những dân mua hàng sỉ từ khắp nơi trên thế giới. Khu chợ khổng lồ này bán đủ các mặt hàng từ A đến Z, từ quần áo, đồ ăn, quà lưu niệm đến mỹ phẩm, đồ dùng cho spa hay cả thú cưng. Nếu bạn là dân du lịch thích mua quà lưu niệm hay dân mua hàng sỉ thì chợ Chatuchak là một nơi mua sắm lý tưởng dành cho các bạn đấy.

*Lưu ý: Khéo léo trả giá với thái độ vui vẻ, kiên nhẫn và thử làm quen với những người Việt chuyên mua hàng sỉ để có thể ké săn được giá rẻ khi mua hàng.

Chợ sỉ thời trang BoBae (ตลาดโบ้เบ้) là chợ chuyên bán sỉ hàng quần áo thời trang giá bình dân ở thủ đô Bangkok của Thái Lan. Hàng được đóng thành gói 6 cái hay 12 cái (màu sắc khác nhau). Tuy nhiên vẫn có quầy bán lẻ. Chợ có khoảng 1.300 quầy hàng, mở cửa sớm từ 06:00 đến 18:00 giờ. Nhưng 12:00 giờ là đã đóng cửa rất nhiều rồi.

*Lưu ý: Với kinh nghiệm mua sắm của một số dân buôn thì chợ Bobae đông đúc nhất vào lúc sáng và nếu đi vào sáng sớm, bạn có thể có giá tốt nhất trước khi chợ đi vào giờ buôn bán ổn định. Trung tâm mua sắm Platinum là phiên bản trong nhà của chợ cuối tuần Chatuchak – chợ lớn nhất Thái Lan. Nơi đây chuyên bán sỉ các mặt hàng quần áo và phục kiện với 4 tầng, 1300 cửa hàng phục vụ mua sắm. Đến đây bạn có thể thoải mái mặc cả mà không sợ bị mắng. *Lưu ý: Để tiết kiệm, bạn nên mua 3 sản phẩm ở cùng một cửa hàng. Giá tổng cộng có thể giảm từ 10 – 30% so với giá gốc. Nhưng không nhất thiết là phải mua

cùng một thứ, bạn có thể hỏi người bán xem 3 món đó khác nhau được không? Đâu ai lại mua một lần ba túi xách trong khi đó có thể mix thêm áo và quần nè.

Chợ Pratunam Thái Lan nổi tiếng là khu chợ chuyên cung cấp, buôn bán rất nhiều mặt hàng với giá rẻ. Chính vì thế nơi đây luôn là điểm đến thu hút rất đông khách du lịch ghé thăm, đặc biệt nó là nơi yêu thích của những ai yêu thích đồ rẻ và chất lượng.

*Lưu ý: Chợ khá đông nên cẩn thận tiền bạc tư trang tránh trường hợp móc túi xảy ra, tươi cười trả giá giúp được giá tốt hơn. lựa chọn kĩ tránh mua nhằm những mặt hàng do trộm cắp, móc túi cung cấp

2/ Thời điểm du lịch Thái Lan để mua sắm

Ở Thái Lan sẽ có 2 điểm sale lớn nhất trong năm diễn ra từ tháng 6 đến tháng 8 và cuối dịp Noel chào đón năm mới để hưởng những ưu đãi kỳ diệu nhé. Không những thế những năm gần đây Thái Lan có nhiều chính sách kích cầu thương mại với nhiều chương trình giảm giá rất đậm, thậm chí lên tới 80% trên cả 7 thành phố lớn như: Bangkok, Chiang Mai, Hua Hin và Ko Samui, Phuket, Hat Yai, Pattaya…

Một lời khuyên cực kỳ hữu ích cho bạn nếu có ý định đi sắm đồ tại Thái Lan thì nên đi buổi xế chiều đến tối, vì thời điểm này chợ đêm bắt đầu họp, các mặt hàng cũng sẽ đa dạng và đẹp hơn lúc bạn đi ban ngày.

3/ Phương tiện khi đi mua sắm

Tương tự Việt Nam, Thái Lan cũng có những cảnh tượng kẹt xe không ngừng diễn ra liên tục tại các tuyến đường vì thế đừng dại mà lựa chọn taxi nhé. Thay vào đó hãy lựa chọn những phương tiện giao thông công cộng vừa nhanh, vừa tiện lại rẻ nữa. Khi đã lê lết, vòng quanh mấy chục vòng tại chợ hay địa điểm mua sắm lúc trời đã về khuya với quá nhiều thứ trên tay bạn hãy chọn taxi để di chuyển về nơi an toàn. Taxi hãy để dành cho thời gian về, khi mà bạn đã có cả một ngày lê la mệt nhoài ở những khu chợ rồi.

Tại Thái Lan có những khu chợ dành riêng cho những mặt hàng khác nhau, chính vì thế hãy tiết kiệm thời gian bằng cách tìm hiểu xem mình muốn mua mặt hàng gì và chúng được bày bán tại khu chợ nào là chính. Nếu có ý định mua sắm quần áo thì hãy đến khu chợ Chatuchak – nơi quy tụ rất nhiều con buôn quần áo từ các nước khác nhau. Tại nhiều khu chợ có những chiếc xe tuktuk dễ thương, hãy chọn phương tiện này để di chuyển cho những địa điểm gần nhau nhé!

4/ Thương lượng

Khi đứng trước một mặt hàng mà bạn yêu thích đừng tỏ ra thái độ quá ưng ý về mặt hàng đó bởi nó sẽ làm cho người bán có thể hét giá bạn trên trời ấy như chính các chợ ở Việt Nam vậy đấy. Cũng đừng tỏ ra quá khắt khe hoặc cáu kỉnh vì đây là đất nước chùa Vàng, bạn hãy nở nụ cười thân thiện thì sẽ được ưu ái hơn và có được thiện cảm hơn. Đặc biệt, các cửa hàng ở đây cũng có giá cho whole-sale và retail riêng. Đa số giá whole-sale thấp hơn 60% giá bán lẻ. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo những mặt hàng khác rồi mới đưa ra quyết định mua hàng, sau khi mua hàng nhớ là hãy kiểm tra hàng và lấy biên lai cẩn thận nhé.

Có một điều rõ ràng là bạn nên nhớ rằng giá của mặt hàng mà bạn vừa hỏi thăm đến thường có giá cao hơn khoảng 30 đến 40 % giá thị trường ban đầu. Chính vì vậy bạn có thể trả giá giảm xuống bằng với khoảng giá trên.

5/ Một số cụm từ tiếng Thái Lan có thể dễ dàng giao tiếp với người bán hàng

Khi mua hàng du khách nên sử dụng những câu nói sau để đàm phán thành công: “Tôi có thể được ưu đãi gì không nếu thanh toán bằng tiền mặt?”, “Bạn có thể đưa ra được mức giá tốt hơn không?”, “Tôi tìm thấy vết ghi dấu trên sản phẩm định mua, bạn có thể giảm đi ít tiền không?”, “Tôi thấy sản phẩm này trên mạng có giá bán thấp hơn, bạn có thể bán bằng với giá đó được không?”. Khi vẫn bị từ chối bán, du khách nên dùng cách nói này: “Được rồi, tôi nghĩ rằng mình chưa mua được ngay, hãy gọi lại cho tôi nếu có đợt giảm giá”.

+ Bao nhiêu?: Tauw rai?

+ Đắt quá!: Peng mak!

+ Có thể giảm giá được không?: Lot dai mai?

+ Tôi không thích nó: Mai auw kraap/kaa. (nam/nữ)

6/ Những lưu ý đổi tiền

Có nhiều lựa chọn cho bạn khi muốn đổi tiền:

+ Ở VN đổi USD, qua Thái đổi baht sẽ được cao hơn tí.

+ Quầy đổi tiền có ở khắp nơi, tỷ giá có thể chênh lệch chút xíu nhưng nói chung chẳng đáng bao nhiêu. Em thì hay đổi ở Siam Commercial bank, tỷ giá có vẻ ổn. Xuống máy bay nên đổi luôn 1 ít để có tiền trả taxi về khách sạn và để boa cho người khuân đồ của khách sạn.

+ Tiêu tiền đến đâu đổi đến đó, tránh đổi nhiều không tiêu hết khi về lại phải đổi ngược thành USD thì thiệt mất 2 lần.

+ Nếu có thể credit hoặc debit thì tốt nhất mang theo thẻ, mang nhiều tiền mặt có thể rơi, mất hoặc nhầm lẫn. Tất nhiên vẫn phải có tiền mặt để thanh toán ở những nơi không có máy cà thẻ.

7/ Cảnh giác với những tên lừa đảo

Có rất nhiều kiểu lừa đảo khách du lịch Thái Lan. Kiểu phổ biến nhất là “Hoàng cung đóng cửa”, kẻ lừa đảo sẽ tung tin là hôm nay bên hoàng gia Thái Lan có sự kiện trọng đại nào đó nên buộc phải tạm thời đóng cửa và không tiếp khách du lịch đến tham quan. Nếu bạn nhẹ dạ cả tin thì họ sẽ gợi ý cho bạn những chuyến đi khác trên chiếc xe của họ, xong xuôi đâu đấy khi thanh toán bạn sẽ ngã ngửa ra vì mức giá cắt cổ mà đâu chả đâu được. Hay việc đi taxi mà đến khi thanh toán mới biết là đồng hồ tính tiền hỏng và thôi xong bạn lại ngậm ngùi rút hầu bao chua xót mà thanh toán khoản tiền chênh lệch không đáng có. Nói chung là một nguyên tắc khi mà mọi người thường truyền tai nhau khi đến Bangkok nói riêng hay Thái Lan nói chung đó chính là quy tắc ngón tay cái: một người Thái tiếp cận bạn trên đường phố sau nhiều hơn một cuộc trò chuyện.

Hy vọng rằng kinh nghiệm mua sắm ở Bangkok mà chuyên mục Cheap chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn có thể mua được những sản phẩm ưng ý, đặc trưng tại Thái Lan để mang về sau chuyến đi. Lưu ngay kinh nghiệm mua sắm cũng như các địa điểm mua sắm cực chất ở Bangkok để khỏi phải suy nghĩ nhé!

Post a Comment

https://zalo.me/368085138193664918
https://facebook.com/cheapticketsvn
tel:0938893809
https://cheapticketsvn.com/tour-bui/
Tin nhắn
Điện thoại
Zalo
Đi bụi